Giáo sư VÕ VĂN VẠN
ĐHSP SAIGON 1959- 1962
Dạy Toán tại các Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ,
Trương Vĩnh Ký Sài Gòn,  Lê Hồng Phong Tp HCM. Hưu
Bút hiệu TRẦM VÂN

***


  Ba Ơi
Lại về tháng Sáu nhớ cha
Bàn tay con bám áo ba chưa mòn
Nhớ khi ba ẵm bồng con
Nhẹ đưa lên má nụ hôn dịu dàng
" Nè cưng con đó con ngoan
Lớn lên con sống đàng hoàng đó nghen "
Bàn tay ba rịn hơi quen
Nuôi con vất vả thân mềm mồ hôi
Nhớ thương cha dạ bồi hồi
Bên tai văng vẳng bao lời dạy răn
Khi con nghịch phạm lỗi lầm
Chịu đòn con mãi cúi gầm nhịn đau
Ba nhìn con mắt vương sầu
Lòng con chỉ dám cúi đầu ăn năn
Nuôi con sương gió dãi dầm
Con khôn lớn tóc ba dần bạc thêm
Nhớ trưa con nép cạnh bên
Canh cho ba ngủ êm đềm giấc mơ
Đấm lưng nhổ tóc bạc mờ
Thương ba làn sóng vỗ bờ yêu thương
Giờ tim nghèn nghẹn nỗi buồn
Ba không còn nữa , tóc sương nhớ hoài
Nén nhang thắp khói vòng bay
Nhớ ba giọt lệ lăn dài bờ mi
Cơn mưa đưa tiễn chiều đi
Nhói lòng con tiếng thầm thì : ba ơi
                         Trầm Vân



Hoa Từ Bi Bác Ái

Người trồng cây bác ái
Nhánh vươn lên trời cao
Hương bay quanh thánh giá
Tiếng chuông đổ ngọt ngào

Tay lần chuỗi mân côi
Câu kinh niệm bồi hồi
Cầu bình an thế giới
Ưu phiền nhẹ thả trôi

Người trồng cây từ bi
Hoa thánh thiện nhu mì
Cánh yêu thương xòe nắng
Thả trôi bụi sân si

Môi nhẩm tiếng nam mô
Tiếng chuông rơi hư vô
Chiều trầm luân ngoái lại
Thấy xa xanh bến bờ

Đời chia nhiều nhánh đạo
Chung một hướng từ tâm
Cửa trời cao rộng mở
Mây thoanh thoát xuống gần

Trăm năm cõi hồng trần
Yêu thương là hồng ân
Hoa từ bi bác ái
Dìu cánh gió lâng lâng
              Trầm Vân

 ***********************************************

Giáo sư VÕ HIẾU NGHĨA
ĐHSP SAIGON 1961

Dạy Lý Hóa tại Trường Phan Thanh Giản, Cần thơ & Trường TABERD Saigon
Trường Võ Trường Toản & Trường Bùi Thị Xuân Tp HCM. 

****

Bảy thói quen của người thành đạt

Dưới góc nhìn khoa học, thói quen là hình thức não bộ tạo ra nhằm tiết kiệm sức lực. Trong cuộc sống hàng ngày, trung ương thần kinh luôn tìm cách công thức hóa, biến hầu hết mọi công việc trở thành một thói quen. Bản năng “tiết kiệm” này mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho chúng ta bởi thói quen giúp hoạt động của ta trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng và dễ dàng hơn.   

Bảy thói quen của người thành đạt, xuất bản lần đầu vào năm 1989, là một cuốn sách về doanh nghiệp được viết bởi Stephen R. Covey. Sách đã bán được hơn 15 triệu bản bằng 38 ngôn ngữ trên toàn thế giới, và các phiên bản âm thanh đã bán được 1,5 triệu bản, và vẫn là một trong những cuốn sách không hư cấu tốt nhất về kinh doanh.  

Bạn mong muốn trở thành một con người thành đạt? Nhưng bạn có biết rằng chính những thói quen của bạn sẽ giúp bạn thành đạt. Đó chính là đúc kết của những nhà huấn luyện và đào tạo con người trên toàn Thế Giới. Quyển “7 thói quen của người thành đạt” là một trong những cuốn sách best-seller được dịch ra bằng nhiều thứ tiếng. Bằng trực giác nhạy bén của mình và đúc kết kinh nghiệm của nhiều người từng trải và đã đạt được nhiều thành công ở mọi lĩnh vực, Stephen R. Covey cống hiến cho chúng ta cơ hội để khám phá bản thân và gây ảnh hưởng trên người khác. Tất cả sự thành công trên đường đời gần như được bắt nguồn từ đây hoặc có liên quan ít nhiều đến bảy thói quen quan trọng mà tác giả cuốn sách chia sẻ. Đây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ việc làm chủ bản thân, vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống.  

 

Thói quen 1: Luôn ch đng  
Habit 1: Be Proactive

Thay đổi bắt đầu từ bên trong của mỗi người. Người thành công luôn chủ động lựa chọn phản ứng của mình trước các tác động của môi trường bên ngoài, chứ không để các tác động này chi phối mình.

Chủ động trong cuộc sống bằng cách nhận ra rằng quyết định của bạn (và làm thế nào cho chúng phù hợp với các nguyên tắc của cuộc sống) là những yếu tố quyết định chính cho cuộc sống của bạn. Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của bạn và những hậu quả tiếp theo.

 

Thói quen 2: Bt đu bng mc tiêu đã được xác đnh trong tâm trí  
Habit 2: Begin with the End in Mind

Hãy xác định điều bạn thật sự mong muốn trong đời và lên kế hoạch thực hiện từng bước một cho mục tiêu dài hạn. Đừng để động cơ thúc đẩy đạt được mục tiêu, che khuất những gì thật sự có ý nghĩa với bạn.

Tự khám phá và làm rõ giá trị cá tính quan trọng và mục tiêu cuộc sống sâu sắc nhất của bạn. Hình dung những đặc điểm lý tưởng cho mỗi vai trò và mối quan hệ trong cuộc sống khác nhau của bạn.

                                                                     

Thói quen 3: Ưu tiên cho điu quan trng nht
Habit 3: Put First Things First

Xác định những vai trò chính mà bạn muốn đảm nhận trong cuộc đời. Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ theo các thứ tự ưu tiên để dần đạt được điều bạn thật sự mong muốn. Đây là bài tập về ý chí , được thực hiện hàng ngày, hàng giờ để trở thành một người sống có trọng tâm. Một nhà quản lý trước hết là phải quản lý chính mình, họ phải cải thiện các hoạt động để nhắm đến mục tiêu ở “Thói quen 2”. Cowey cho rằng “Thói quen 2” là một sáng tạo về tinh thần; “Thói quen 3” là một sáng tạo về thể chất.

 

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng *
Habit 4: Think Win-Win


Tư duy cùng thắng là niềm tin vào một giải pháp thứ ba. Đó không phải là cách của anh hay của tôi, mà là một cách khác tốt hơn, có lợi cho cả hai. Trong trường hợp một thỏa thuận “thắng/thắng” không thể đạt được, giải pháp tốt nhất có khi là “không thỏa thuận”. Luôn luôn đề cao tư duy cùng thắng trong xây dựng văn hóa công ty và tránh vô tình khuyến khích hay tạo ra môi trường thắng/thua.

Tư duy tốt nhất cho các giải pháp hay thoả thuận, là cùng có lợi trong các mối quan hệ. Giá trị và tôn trọng mọi người bằng sự hiểu biết một "chiến thắng" cho tất cả, là giải pháp tối hậu và dài hạn.

 

Thói quen 5: Trước tìm hiu, kế đó đ được hiu *
Habit 5: Seek First to Understand, Then to be
Understood

Hãy nỗ lực hiểu người khác trước khi mong muốn họ hiểu mình. Đây là thói quen quan trọng nhất trong giao tiếp. Không chỉ dừng lại ở lắng nghe, mà bạn phải đặt mình vào vị trí của người khác, để thật sự thấu hiểu suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của họ.

Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực  *
Habit 6: Synergize

Tổng thể thống nhất bao giờ cũng mạnh hơn từng phần cộng lại. Thông qua sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, con người có thể giải quyết các vấn đề và đi đến một giải pháp tốt hơn là giải pháp của từng cá nhân riêng lẻ.

 

Thói quen 7: Rèn giũa bản thân  *
Habit 7: Sharpen the Saw

Đừng chỉ chăm chú vào kết quả đạt được mà nên dành thời gian phát triển khả năng tạo ra kết quả đó của mình bằng cách liên tục rèn giũa bản thân về thể chất, trí tuệ, tinh thần, tình cảm (hay các mối quan hệ xã hội) và phải luôn giữ được sự cân bằng giữa các mặt này.

 Hãy chủ yếu tập thể dục để đổi mới về thể chất, cầu nguyện (thiền, yoga…) và đọc sách tốt cho việc đổi mới tâm thần. Và cũng nên chú ý đến dịch vụ xã hội trong đổi mới tinh thần.


                Covey giải thích thêm mô hình "Vòng xoắn hướng lên" (Upward Spiral) trong phần này. Thông qua ý thức, cùng với sự tiến bộ phù hợp và có ý nghĩa, các vòng xoắn sẽ dẫn đến tăng trưởng, thay đổi, và cải tiến liên tục. Về bản chất, người ta thường luôn cố gắng để tích hợp và nắm vững các nguyên tắc nêu trong “7 thói quen” ở các cấp độ dần dần cao hơn của mỗi vòng lặp. Phát triển tiếp theo trên bất kỳ thói quen nào cũng sẽ làm cho kinh nghiệm sâu sắc hơn. Mô hình xoắn ốc hướng lên bao gồm ba phần: tìm hiểu, cam kết, làm. Theo Covey, người ta phải ngày càng được giáo dục lương tâm để phát triển vòng xoắn ốc lên trên. Ý tưởng đổi mới, giáo dục sẽ thúc đẩy con người theo con đường của tự do cá nhân, an ninh, sự khôn ngoan và sức mạnh.

 

 

             VÕ HIẾU NGHĨA

                Tổng hợp 8/6/2014 

***************************************


Giáo sư Đoàn Thuận,
Tên thật là Trần Văn Thuận, tự Cát Sỹ,
tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn, ban Việt Hán, năm 1969.
Nguyên Hiệu trưởng trường PTTH Nguyễn Huệ, La Gi.


THẦM NGHĨ


    Đi về trong cõi tháng năm
    Lặng theo bóng mẹ vào thăm thẳm đời 
    Giữa mênh mông biển vá trời
    Ta một giọt hát trong lời cỏ cây.

    Vội cầm thân phận trên tay
    Lửa đêm mưa sưởi ấm ngày bé con
    Yêu người giữa mất và còn
    Giữa thiêm thiếp nhớ và mòn mỏi quên

    Bỏ chiều về ngóng mai lên
    Một bông cúc nỏ vàng bên phố nhà
    Dòng sông nào chảy về xa
    Trong thăm thẳm ấy ngẫm ra đời mình.


******************************************************************************

Giáo sư NGUYỄN THÀNH TƯƠNG

Ban Lý HóaĐHSP Saigon 1963-67

Dạy tại trường Trung Học Chuyên LÊ HỒNG PHONG, hưu.


Bài viết rất giá trị và rất hay


KÝ ỨC TUỔI THƠ 


Phần 1: Quê hương

Tôi sinh năm 1944 (Giáp Thân) tại làng Yên Thái – tục gọi là Làng Bưởi – một làng nằm trên bờ Hồ Tây ở ngoại thành Hà Nội, làng này nay đã trở thành Phường Bưởi thuộc quận Tây Hồ của Thủ đô Hà Nội.

Làng quê của tôi  là một làng có nghề truyền thống sản xuất ra giấy bản (loại giấy ngày xưa thường dùng cho học sinh viết với mực Tàu để học chữ Nho). 

Tên làng Yên Thái đã được nhắc đến trong bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà

...Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

Tên Yên Thái cũng được nhắc tới trong bài “Phú tụng Tây Hồ” của Nguyễn Huy Lượng thời Tây Sơn:

“Chày Yên Thái nện trong sương chuyểnh choảng, lưới Nghi Tàm giăng ngọn nước quanh co. .” và một cách gián tiếp – cũng trong bài “Phú tụng Tây Hồ”:

“Gò Châu Long khi ngọn gió đưa quanh, hồi thú cổ thấy kề bên khóm trúc. Non Phục Tượng lúc vừng trăng hé nửa, tiếng hàn châm nghe cách dải sông Tô”. (Sông Tô là sông Tô Lịch chảy qua làng tôi).

Những “tiếng chày – tiếng hàn châm” nêu trên là chỉ tiếng chày giã vỏ cây gió (đã được nấu kỹ trong lò với vôi) để làm giấy ở làng Bưởi;  ai nói đó là tiếng chày giã gạo thì thật là nhầm to, làng tôi đâu có phải là làng nông nghiệp!

Cha mẹ tôi đều là dân Bưởi chính gốc.  Hồi trước, dân trong làng khi cần phải khai nghề nghiệp thì hầu như ai ai cũng viết như nhau là “làm giấy”, tuy nhiên bố tôi lại là người có máu giang hồ nên từ thuở mười mấy tuổi đã bỏ làng đi xa xứ để theo nghề công chính – hồi đó gọi là nghề “lục lộ”;  hết đi làm đường ở bên Lào rồi lại đi xây dựng các nhà ga, cầu đường dọc theo đường xe lửa xuyên Việt, rồi cuối cùng vào đến tận Saigon trước khi trở về cố hương. 

Trong thời gian đi “giang hồ xa xứ”, chắc hẳn ông bố tôi cũng đã được vài bạn hữu móc nối nên cũng đã có tham gia những hoạt động “Cách mạng trong thời kỳ bí mật” – và vì thế, khi Việt Minh mới cướp chính quyền năm 1945, bố tôi đã được bổ nhiệm ngay làm Chủ tịch lâm thời của xã Yên Thái. 

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều phải chịu làm một con ốc trong một cỗ máy do thời cuộc kéo đi, ống bố tôi cũng phải như vậy thôi;  trên bước đường “giang hồ xa xứ”, đôi khi ông cũng phải chịu sự chi phối của “tổ chức” đang hoạt động bí mật nên có lúc đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân để phục vụ cho “đại cuộc”, vì thế ông đã phải trải qua nhiều nỗi đau thương trong lòng trước khi về lập gia đình với mẹ tôi tại quê nhà khi đã ngoài 30 tuổi.

Mẹ tôi họ Lý, thuộc hàng cháu chắt của cụ Lý Văn Phức, người đã từng làm Quan Sứ dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, cụ Lý đã từng phụng mạng vua đi sứ sang nhiều nơi ở Á Châu như Áo Môn (Macao), Quảng Châu (Trung Quốc), Lữ-Tống (Luzon – nay là Philippines), Qua-oa (Java- nay là Indonesia). . . . trong lần đi sứ sang Tân-gia-ba (Singapore) người đi theo cụ làm thư ký chính là Cao Bá Quát (người nổi tiếng là viết chữ rất đẹp).  Làng Yên Thái của tôi không phải là làng có truyền thống “nhiều chữ nghĩa’ như kiểu Cổ Nhuế ở Hà Nội, Vân Đình ở Hà Đông hay Hành Thiện ở Nam Định và vì thế, được là con cháu của cụ Lý Văn Phức thì cũng đã được kể là “con cháu nhà quan” rồi! 

Trong thời gian bố tôi làm Chủ tịch xã Yên Thái, có lần Chủ tịch nước là cụ Hồ đã lên thăm làng Bưởi và bố tôi có nhiệm vụ hướng dẫn cụ Chủ Tịch đi “tham quan” làng và thuyết minh cho cụ nghe về các công đoạn của nghề làm giấy, một nghề đang được chính phủ lâm thời rất khuyến khích để sản xuất giấy ta thay cho giấy nhập cảng đang hết sức khan hiếm.

Nghề làm giấy bản ở Việt Nam đến nay đã kể như thất truyền, không một ai trong dân làng Bưởi ngày nay còn nghĩ tới việc duy trì nghề truyền thống của cha ông bao đời nữa!  Giấy ta ngày nay làm sao cạnh tranh với giấy tây sản xuất trong nhà máy.  Bên nước Nhật thì khác, mặc dù nghề làm giấy truyền thống đã lỗi thời, nhưng chính phủ Nhật vẫn nuôi nấng những nghệ nhân còn sót lại của nghề này hầu duy trì một nếp văn hóa xưa của nước họ.

Nghề làm giấy là nghề chính yếu nuôi sống dân cư trong cả vùng Bưởi qua hàng trăm năm, vì thế nó đã trở thành một nét văn hóa lớn trong cuộc sống trong cả vùng, hầu như dân Bưởi ai cũng cảm thấy hãnh diện với nghề truyền thống của làng mình.   Khi ở bên Tây phương,  để viết lách, người ta vẫn phải viết trên vải hay trên các mảnh da thuộc thì Sái Luân ở Trung Quốc đã tìm được cách làm giấy bản.  Dĩ nhiên là người Trung Quốc giữ rất kín bí kíp làm giấy, tuy nhiên, trong đời Lê Trịnh, một vị quan của nước ta, khi theo phái bộ đi sứ sang Trung Quốc  đã tìm cách cải trang và ở lại đó trong nhiều năm để học cho được cách làm giấy để đem về nước, và dân Bưởi là những người đầu tiên được ông truyền cho nghề này. 

Qua nhiều năm khổ công mày mò, dân Bưởi đã hoàn thiện được quá trình làm giấy bản cho được thích hợp với nguồn nguyên liệu trong nước, và từ đó, giấy Bưởi được chính thức ra đời theo một quy trình bất di bất dịch.  Nguyên  liệu cốt yếu để làm giấy là vỏ cây “gió ”, một loài cây thân mảnh, mềm, mọc nhiều trong rừng ở Phú Thọ,Thái Nguyên.  Làng Bưởi mua vỏ cây gió đem về và chế tác theo những công đoạn sau đây:

-         Nấu bìa: vỏ cây gió được nấu với vôi một ngày một đêm cho thật nhừ.

-         Làm bìa: vỏ gió lấy ra từ lò ninh được đem đi “làm bìa”, nghĩa là tách rời phần ruột trắng (gọi là “trắng”) ra khỏi phần vỏ ngoài đen đủi và xù xì (gọi là “moi ”).  “Trắng” sẽ là nguyên liệu để chế tác giấy bản trắng dùng để viết chữ, còn “moi” sẽ được dùng để làm ra loại giấy rẻ tiền màu đen, thô nhám dùng để gói đồ.

-         Giã bìa:  Bìa của vỏ gió được đem đi giã cho thật nhuyễn trong các “cối giã bìa”.  Cối thuộc loại “đòn bẩy” – nghĩa là ở thân “cối” (một khúc gỗ lớn như cột nhà) có một trục quay chia thân cối ra làm hai phần so le, phần dài có mang một đầu cối nặng, đầu này sẽ giã xuống một cối đá, phần thân ngắn sẽ được vài người dẫm đạp lên để điều khiển cho cối giã.  Ở bên cạnh cối đá, có một người ngồi giữ nhiệm vụ “bỏ bìa” tức là bỏ bìa vào cối để giã và lấy bìa ra khi đã nhuyễn, người bỏ bìa phải nhanh tay lẹ mắt, nếu lơ đãng có thể bị cối “ăn” nát mấy ngón – hoặc thậm chí mất cả bàn tay như chơi! (đây là tai nạn thường xảy ra nhất trong nghề làm giấy).  Trong quá trình giã bìa, một số phụ liệu như giấy cũ (gọi là “lề ”) cũng được bỏ luôn vào cối;  ngoài ra, để cho mực khỏi bị lem trên giấy khi viết, một phụ gia đặc biệt nữa (hình như là phèn) cũng được bỏ thêm vào cối.

-         Đạp mò: Để làm cho bột bìa có một độ nhớt hầu dễ kết dính với nhau thành tờ giấy, một chất nhớt phải được bỏ thêm vào nguyên liệu.  Chất nhớt này lấy từ vỏ bào của một cây gỗ, gọi là “gỗ mò”, vỏ bào của gỗ mò được cho vào một bể nước lớn, sau đó một người sẽ đứng vào trong bể đạp liên tục lên đống vỏ bào để lấy ra cho hết chất nhớt cần thiết, đó là công đoạn “đạp mò”.  Chất nhớt này sẽ được trộn với bột bìa để đem đi “xeo”.

-         Kéo tàu:  Bìa đã giã nhuyễn sẽ được cho vào một cái “tàu xeo” – tức là một bể lớn xây bằng vôi cát (hồi đó xi-măng chưa được thông dụng) chứa đầy nước – và đến đây công đoạn “kéo tàu” được bắt đầu:  hai người đàn ông khỏe mạnh đứng ở hai bên tàu, mỗi người dùng một cây tre đực để quậy cho bột bìa hòa đều vào trong nước, liền ngay sau đó sẽ là công đoạn “xeo giấy”.

-         Xeo giấy: công đoạn này hầu như chỉ dành cho phụ nữ.  Dụng cụ “xeo” là một khung gỗ hình chữ nhật trên có máng một cái “liềm”, liềm là một mành mành mỏng dệt bằng những cọng tre nhỏ li ti.  Mấy bà, mấy chị đi xeo sẽ nhúng liềm xuống nước trong tàu xeo, lắc qua lắc lại sao cho mặt liềm được phủ bởi một lớp “bột bìa” mỏng.  Sau khi vớt liềm ra khỏi nước, bàn tay khéo léo của các phụ nữ xeo giấy sẽ lấy nguyên lớp bột ướt ra khỏi liềm – lớp bột này nay đã trở thành một “tấm giấy” ướt sũng, các tấm giấy ướt này được xếp đè lên nhau thành một chồng gọi là một “uốn”;  công đoạn này rất khó, vì phải lấy ra khỏi liềm cho được nguyên tấm giấy ướt mà không để cho bị rách.  Việc xeo không cần nhiều sức khỏe nhưng cần phải thật khéo tay, và đó cũng là công việc rất gian khổ vì suốt ngày phải vọc tay xuống nước, khốn khổ nhất là phải đi xeo vào mùa Đông vì mới chỉ chạm tay vào nước đã thấy buốt giá đến rùng mình!  Cứ sau khoảng chừng một giờ xeo, chất bột sẽ lắng dần xuống đáy tàu nên tàu xeo phải được “kéo lại”.

-         Ép uốn:  Chồng giấy ướt (gọi là “uốn”) được đưa tới một cần ép để cho nước ra bớt khỏi uốn.  Người ép uốn cũng phải có tay nghề vững vàng, vì nếu ép “yếu” quá, chồng uốn vẫn còn sũng nước sẽ gây khó khăn cho các công đoạn tiếp sau;  còn nếu ép “già” quá, chồng uốn bị nứt đôi thì cả chồng giấy ướt này kể như là “đi đời” luôn!

-         Can giấy:  Ở làng Bưởi, trong sân mỗi nhà làm giấy đều có xây một cái “bồi” để xấy khô giấy, bồi là một cấu trúc xây bằng gạch có tiết diện hình chữ A, hai bên là hai vách tường phẳng chụm đầu vào nhau (tại đỉnh chữ A); ruột của chữ A để rỗng, củi đốt bồi sẽ được đưa vào chỗ trống này.  Uốn sau khi ép, sẽ được đưa đến cho các phụ nữ khéo tay để họ thực hiện công đoạn “bóc uốn”: các tấm giấy còn ẩm trong “uốn” sẽ được bóc tách ra thành từng tờ riêng biệt.  Các tấm giấy ướt sẽ được đem đi “can” – tức là dán ngay lên tường của bồi đã đốt nóng để được xấy khô;  để tiết kiệm chỗ, các tấm giấy ẩm sẽ được “can” chồng lên nhau một cách so le trên vách “bồi”.

-         Lột giấy”: những mảng giấy can khi đã khô sẽ được gỡ ra khỏi vách bồi;  đến đây, lại cần đến bàn tay khéo léo của các bà các cô để lột từng tấm giấy khô ra khỏi mảng giấy. Tới công đoạn này thì quá trình làm giấy đã hoàn tất, các tờ giấy thành phẩm đã sẵn sàng để được đưa đến các nơi tiêu thụ.

Giấy do làng Yên Thái sản xuất thuộc loại giấy phổ thông, còn loại giấy cao cấp có pha vỏ sò điệp tán nhỏ và được lộng hình rồng phượng cho vua dùng viết sắc chỉ thì được sản xuất ở làng bên là Nghĩa Đô.

Giấy Bưởi một phần được bán ngay tại chợ Bưởi vào các ngày “phiên chợ giấy”; phần đưa đi nơi khác thường được tập kết ở ô Cầu Giấy, xin nói cho rõ là chữ “cầu” trong ngôn ngữ địa phương, ngoài nghĩa thông thường là cây cầu bắc qua sông, còn có một nghĩa khác là một cái nhà lớn không có vách chung quanh, thường để cho thương nhân tạm dùng để chứa hàng trong khi chờ đưa đi xa.  “Cầu Giấy” nằm ngay trên bờ sông Tô Lịch, chủ yếu được dùng để tập trung các kiện giấy trước khi đưa xuống thuyền, chứ thực ra hồi xưa ở đây không có cây cầu nào cả!

Theo các bô lão kể lại, ngày xưa, giấy Bưởi được sản xuất quanh năm, vào dịp Tết thì phải làm nhiều hơn ngày thường để cung cấp cho làng Đông Hồ ở Bắc Ninh in tranh Tết.  Đặc biệt vào những năm có mở khoa thi, thì kể như dân làng phải thức trắng đêm làm việc mới đủ cung cấp cho thị trường.  Một sự kiện cũng được các bô lão trong làng hay nhắc lại là vào đời Tây Sơn, khi Chương Hữu Hầu Nguyễn Huy Lượng viết bài “Tụng Tây Hồ phú ” thì giấy Bưởi không còn đủ để bán vì các nho sỹ Thăng Long đua nhau mua giấy để chép bài phú tuyệt tác này.  Cũng  vì thế mà các bậc trưởng thượng trong làng – trong đó có cả bố tôi và mấy người bạn của ông – đều thuộc lòng bài phú này dù nó rất dài. Nên sau này, khi các cụ uống rượu với nhau và đem bài phú ra ngâm bình, thì tôi – lúc đó cũng đã mười mấy tuổi – dù chỉ nghe lóm thôi, mà cũng thấy là bài phú đó hay lắm.  Bài phú này thuộc loại “độc vận”, nghĩa là từ đầu chí cuối chỉ lấy có một vần “Hồ ” mà thôi.  Nội dung bài phú gồm có năm phần nói về: những truyền thuyết về Hồ Tây, những đền đài thắng cảnh quanh Hồ Tây, Hồ Tây qua các triều đại, Hồ Tây trong thời Lê mạt – Tây Sơn, và cuối cùng là ca ngợi công đức nhà Tây Sơn.  Bài phú này bị một số cựu thần thủ cựu của nhà Lê - đáng kể nhất là Phạm Thái - đả kích kịch liệt (Phạm Thái còn viết hẳn bài “Chiến tụng Tây Hồ phú” để bài bác bài phú của Nguyễn Huy Lượng); tuy nhiên vì bài phú của Nguyễn Huy Lượng quá hay nên vẫn được rất đông sỹ phu Bắc Hà tán thưởng.  Mấy liên đầu của bài phú như sau:

Lạ thay cảnh Tây Hồ, lạ thay cảnh Tây Hồ!

Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi, nghe rằng đây đá mọc một gò

Trước Bạch hồ vào ở đó làm hang, Long Quân trổ nên vùng đại trạch

Sau kim ngưu chạy vào đây hóa vực, Cao Vương đào chặn mạch hoàng đô

Tiếng gọi “Dâm đàm Lãng Bạc”

Sắc in “Tinh chử Băng hồ”. . .


Và những liên cuối cùng:

. . . Tôi nay: hổ mình thiển lậu, dại trí sơ thô

Dư một kỷ yên bề vu lịch

Ngoài năm tuần thẹn bóng tang du

Trước phượng đàn đứng sánh hàng loan

Trông hồ cảnh tiến một chương lai ngự

Bên Ngự đạo ngửa trông vừng nhật

Nổi bốn phương mừng muôn kỷ dao đồ.

(còn tiếp)


********************************************************


Đoàn Thuận
_____________________________________________



SÀI GÒN 
NHỮNG NĂM 60


1.
Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, những năm 60
mượt mà ánh điện dấu kín nụ cười
chợ Bến Thành như toa tàu trăm năm đỗ lại
trước bùng bình Quách Thị Trang dòng xe và nguời.


Ngày cuối tuần bát phố qua cửa hiệu sang
đêm dìu nhau qua đường vắng ánh đèn vàng
sa-lông Adam, động Eve, thì thầm tình cổ sử
đôi người Tây già trầm ngâm giữa phai tàn.

Đường Catinat phố Charner và đâu đó lính viễn chinh trở lại
những bước chân vội dưới ánh lửa hoả châu
quán cốc vĩa hè, ngồi quen thuộc, phu xich lô phu khuân vác
thổi ca-phê đĩa, đọc báo cọp, tán gẫu chuyện bể dâu


Ngày hụ dài tiếng còi tầm Ba Son
thợ thuyền công chức, sinh viên học sinh, bánh xe quay tròn
con đường xanh từ Cần Thơ Tây Nguyên Huế Hà Nội
về tụ điểm Saigon..

 

2.                                                                
Sài Gòn, 
phố dinh thự biệt điện villa
hành lang Eden thương xá Tam Đa
vũ trường Maxim, Đế Vương Nhất Dạ
nhà hàng cửa hiệu Pháp Ấn Việt Hoa.

                                                                                         
Phố trưởng giả cự phú tướng lãnh đại quan
sân cỏ bồn hoa vườn cảnh phong lan
khung cửa rèm buông sâm banh điệu cười luân vũ
ngực trần bồng lai ân ái đêm vàng.

Sài Gòn, cầu không vận viễn chinh
ngày đêm rầm rập tiếng giày đinh
Hàn, Phi, Thái, Mã Lai, Tân Tây Lan và Úc
đồ hộp đô-la đàn áp biểu tình.

 

Phố bán xôn Ngã Tư Chợ Trời
khu Dân Sinh bán đủ thứ trên đời
khổ kẻ bán trôn, giàu thằng bán nước
bán thánh thần mua bom đạn đủ kiểu ăn chơi.

Phố nhạc bập bùng lầu cao
cuồng say thân xác vũ điệu màu
đêm Châu Mỹ vọng buồn qua khúc hát
tiếng kèn đồng vong quốc gào đêm thâu .
                                                 
Phố Chiều Tím Quán Gió Đêm Màu Hồng
đời như thể hư không
ly tách chạm điếu thuốc tàn môi lệch
Khúc Da Vàng ai ru hồn non sông

 

3.
Sài Gòn,
phố hẻm sâu nhà gầm cầu
nơi những người không biết đi đâu về đâu
che chắn đời nhau bằng cuộc sống thuê mượn
thiếu ăn thừa lạnh đầy đủ lo âu

                                   
Phố kênh đen của người tay trắng
mục rã chân sàn lắt lay qua mùa
nhà thuyền đậu dâp duềnh giông bão
rác và người và chó đói chung sống nắng mưa


Phố của người tàn phế đánh giày mồ côi ăn xin
lang thang  ngày xó chợ đêm co ro phố buồn
cuộc sống quặp vào nỗi lo sợ
vắt kiệt sức bấu chặt lấy quê hương.

 

4.
Sài Gòn,
những con đường rợp bóng cây
không hơi đông không heo may
nắng, một mùa, rụng vàng bên mái phố
mưa, một mùa, vội thả lá xanh bay.

Những con đường mang tên cổ nhân
Lê Lợi  Quang Trung Hàm Nghi  Duy Tân
đêm không ngủ xuống đường đọc Hịch Tướng Sỹ
mơ cờ đào Nguyễn Huệ mộng Văn Thân.

            Sài Gòn,1969

               Đoàn Thuận

*******************************************************************

Giáo sư VÕ VĂN VẠN
ĐHSP SAIGON 1959- 1962
Dạy Toán tại các Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ, 
Trương Vĩnh Ký Sài Gòn,  Lê Hồng Phong Tp HCM. Hưu
Bút hiệu TRẦM VÂN

***
Đừng Em
Đừng em ánh mắt rối buồn
Tình anh nép bóng hoàng hôn sao đành
Chiều rơi giọt nắng vàng hanh
Mây chùng sao thể dỗ dành lòng thu

Đừng em sầu rối cơn mơ
Cỏ hoa chùng cánh nghi ngờ ánh trăng
Gió buồn xô lệch gối chăn
Bóng đêm chạm lệch môi rằm má duyên
 
Đừng em giận dỗi hờn ghen
Buổi chiều lỗi hẹn gió mềm ăn năn
Mơi rơi trên mắt thì thầm
Là lời xin lỗi anh dầm nhớ thương

Ly tình đôi lúc nhạt hương
Tay tình quên bỏ thêm đường đó thôi
Gió bay quanh chỗ ta ngồi
Lặng im mà động bao lời tình say

Đàn ai dạo khúc thương vay
Đàn ta dạo khúc nhớ ngày thương đêm
Tình ai sóng gió nổi chìm
Tình ta quấn quít đôi tim nồng nàn
        Trầm Vân




Nhặt Giùm Thương Nhớ

Mai người về lại chốn xưa
Nhặt giùm tôi chút lưa thưa nắng vàng
Phố buồn con gió lang thang
Buổi chiều hò hẹn mơ màng hàng cây

Thu buồn bước lạc đâu đây
Nhặt giùm tôi lá thu gầy nhớ mong
Ai ngồi chải tóc bên song
Đánh rơi hương nhớ xoay vòng bờ vai

Nhặt giùm tôi sợi tóc dài
Quấn quanh năm hẹn mười hai tháng chờ
Nhặt giùm ánh mắt ngu ngơ
Nhìn nhau đắm tuổi dại khờ mới yêu

Mai người về dạo phố chiều
Nhặt giùm tiếng guốc khua đều đôi tim
Phiêu bay tà áo lụa mềm
Chia đôi nỗi nhớ qua đêm mơ hồng

Mai người về gió bềnh bồng
Lục bình trôi tím con sông hẹn hò
Con đò nghiêng sóng nằm mơ
Neo tình tôi lại quanh bờ môi thơm

Mai người về nắng bồn chồn
Nhặt giùm tôi chút dỗi hờn xưa nghiêng
Sương buồn nhỏ lệ qua đêm
Tình ai nay đã ra riêng ở rồi
                   Trầm Vân


21/6/2014

***********************
(Chú ý : Mời bấm hộp chứa 4 mũi tên 4 hướng ở dưới khung để xem màn ảnh rộng)


****************************


GS Tiến sĩ NGUYỄN HỮU ANH
ĐHSP Saigon ban Toán 1965
Tiến sĩ Toán học  Đại học Mỹ & Canada

Anh Nguyen




Xin cám ơn anh Nghĩa.
Xin góp một ý nhỏ: sở dĩ nói nửa vầng trăng là vì trăng khuyết thơ mộng hơn trăng tròn (quá đầy!).

Nguyễn Hữu  Anh
June 19, 2014




******************************


Nhặt Giùm Thương Nhớ

Mai người về lại chốn xưa
Nhặt giùm tôi chút lưa thưa nắng vàng
Phố buồn con gió lang thang
Buổi chiều hò hẹn mơ màng hàng cây

Thu buồn bước lạc đâu đây
Nhặt giùm tôi lá thu gầy nhớ mong
Ai ngồi chải tóc bên song
Đánh rơi hương nhớ xoay vòng bờ vai

Nhặt giùm tôi sợi tóc dài
Quấn quanh năm hẹn mười hai tháng chờ
Nhặt giùm ánh mắt ngu ngơ
Nhìn nhau đắm tuổi dại khờ mới yêu

Mai người về dạo phố chiều
Nhặt giùm tiếng guốc khua đều đôi tim
Phiêu bay tà áo lụa mềm
Chia đôi nỗi nhớ qua đêm mơ hồng

Mai người về gió bềnh bồng
Lục bình trôi tím con sông hẹn hò
Con đò nghiêng sóng nằm mơ
Neo tình tôi lại quanh bờ môi thơm

Mai người về nắng bồn chồn
Nhặt giùm tôi chút dỗi hờn xưa nghiêng
Sương buồn nhỏ lệ qua đêm
Tình ai nay đã ra riêng ở rồi
                   Trầm Vân

Đường Cong Tình Ái

Em về sin cos nghiêng theo
Tang cotang cũng vòng vèo đưa chân
Tình tôi chợt tính tích phân
Giải ra được biết bao lần nhớ em
Tình leo dốc ngược cosin
Theo công thức cộng lại tìm về nhau
Leo lên hình tháp nhọn đầu
Chạm vào ánh mắt xanh màu , ngủ quên
Con đường thơ mộng dài thêm
Vòng tròn thương nhớ khép miền mộng du
Chuỗi đêm dài những cơn mơ
Đạo hàm dương chỉ qua bờ tình lên
Có đường tiệm cận hai bên
Có em sánh bước gió mềm chiêm bao
Em theo vô cực phía nào 
Tình tôi phía ấy lao xao gió lùa
Nhớ thương dài giọt nắng mưa
Đường cong tình ái cũng vừa vẽ xong
           Trầm Vân

21/6/2014

 


********************************


Một Ngày Tất Bật

Một ngày tất bật một ngày
Nợ tình, cơm áo trả hoài chưa xong
Một ngày tất bật long đong
Nặng bàn chân bước chất chồng ưu tư
Chuyện đời, chuyện nước âu lo
Biết người thân có hiểu cho lòng mình ?
Một ngày đáp trả nghĩa tình
Ơn người má đỏ môi xinh nụ cười
Nhớ xưa sánh bước song đôi
Nay vầng trăng khuyết đôi nơi lặng buồn
Làn mưa giọt nắng dỗi hờn
Trái tim lạc giữa hoàng hôn bóng mờ
Một ngày dan díu vần thơ
Bước chân thả nhẹ quanh bờ chiêm bao
Chiều buông vạt nắng gầy hao
Nhìn quanh chẳng biết lối nào tình qua
Trên tay cầm mấy bông hoa
Đánh rơi sương khói nhạt nhòa mùi hương
Một ngày địa ngục thiên đường
Nhập nhòa hai cõi vấn vương nỗi lòng
Đôi bàn tay trắng trống không
Giấc mơ ảo tưởng phiêu bồng trần gian
Một ngày tất bật đa đoan
Nổi chìm đen trắng tím vàng đời trôi
 Xoay vòng kỷ niệm bồi hồi
Buồn vui gõ nhịp chơi vơi vô thường

             Trầm Vân

Lá thư xóa tên của TH

Thanh Hương Nguyễn là một cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh (không còn có tên Saigon nữa) ban Việt Hán,  mà tôi không hề quen biết trước đó, đã di tản qua Pháp. Bà đã mở một trang web lấy tên là Đại Học Sư Phạm Saigon, lúc đầu đã có nội dung chuyên nói về tình nghĩa thầy trò trong phạm vi của trường, nên tôi cũng có gởi vài bài đăng trên đó viết về nội dung tình nghĩa này. Tôi cũng đã giới thiệu cho một số anh em như anh Liêm, anh Trác tham gia vào.

Nhưng nay trang này lại chuyển sang về chính trị bên ngoài nhà trường khiến cả hơn hai tháng tôi và các bạn ở Saigon không vào trang này được. Tôi không muốn các anh em cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon bị mất liên lạc với nhau nên tạm thời tạo ra trang web :

http://daihocsphamsaigon196x.yolasite.com/ chỉ dành riêng cho các bạn cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Saigon thật sự học tại trường trong khoảng thời gian 1960 đến 1969 (viết tắt là 196x).

Như vậy theo tôi nghĩ, việc làm của tôi là chính đáng, vì bên cạnh tôi đã có rất nhiều thầy dạy của chúng tôi, như thầy Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Thầy Nguyễn Chung Tú, Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn, thầy Trần Thế Hiển v.v…, và các bạn đồng học với chúng tôi. Các Thầy đã đến tham dự và chung vui với chúng tôi và đã chụp hình với chúng tôi rất nhiều lần, ngay khi các Thầy còn sống.



 

Sở dĩ chúng tôi phải viết bài này vì bà TH đã công khai gởi đến các bạn của tôi lời nói không còn là hiểu lầm nữa, mà chính thức đã là tuyên ngôn CHÍNH TRỊ-KHÔNG LÀ TÌNH YÊU NGÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAIGON nữa. Tôi xin trình bày đầy đủ để các bạn rõ.

 

Kính thư,

 

VÕ HIẾU NGHĨA

7/7/2014